Khắc phục lỗi Error Establishing a Database Connection trên WordPress

Article ID: 957
Cập nhật gần nhất: 03 Th10, 2022

Lỗi Error Establishing a Database Connection là một trong những lỗi thường gặp và gây ra sự khó chịu với người dùng. Lỗi này có nghĩa là website không còn kết nối với cơ sở dữ liệu của bạn nữa, vì vậy website hoàn toàn không thể truy cập được. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ và bạn cần xử lý ngay vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lưu lượng truy cập, số lượng đơn hàng và toàn bộ hoạt động trên trang web.

1. Sai thông tin đăng nhập cơ sở dữ liệu:

Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra thông tin đăng nhập cơ sở dữ liệu đã chính xác hay chưa. Đây là lý do phổ biến nhất khiến lỗi Error Establishing a Database Connection xảy ra. Đặc biệt là ngay sau khi mọi người chuyển sang một nhà cung cấp hosting mới. Thông tin kết nối cho trang web WordPress của bạn được lưu trữ trong tệp wp-config.php, tệp này thường nằm ở thư mục gốc của trang web WordPress của bạn.

Để truy cập tệp wp-config.php, bạn truy cập vào bảng điều khiển của hosting, click vào phần “File Manager”, tìm đến thư mục gốc của WordPress và nhấp chuột phải để chỉnh sửa tệp.

Nếu bạn dùng cPanel chọn phần File Manager, chuyển tới /public_html/ chuột phải vào file wp-config.php, và chọn Edit:

Tìm đến 4 thông tin liên quan đến database như sau:

  1. Tên database (DB_NAME)
  2. Username đăng nhập (DB_USER)
  3. Mật khẩu đăng nhập (DB_PASSWORD)
  4. Database prefix (table_prefix)

 Nếu có bất kỳ giá trị nào trong số chúng không đúng, WordPress sẽ không thể kết nối tới database của bạn. Và bạn sẽ gặp lỗi Error Establishing a Database Connection.

Check lại thông tin DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD

MySQL database của cPanel để kiểm tra xem DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD đã đúng chưa.

Để cho chắc chắn mật khẩu đúng các bạn nên đổi lại mật khẩu  USER.

Kiểm tra lại xem đã thêm user vào database chưa

Ngoài việc thay và chỉnh sửa thông tin của user và database cho khớp với file wp-config.php, bạn cũng phải đảm bảo rằng mình đã add user vào database đó chưa. Để kiểm tra bạn hãy kéo xuống phần Current Databases.

Nếu chưa add user vào database, bạn kéo xuống phần Add User To Database

2. Kiểm tra xung đột plugin gây mất kết nối database

Nếu bạn đã thử hai cách trên mà chưa khắc phục được lỗi Error Establishing a Database Connection, hãy kiểm tra xem nguyên nhân có phải là do plugin gây lỗi không. Phương pháp là bạn sẽ tắt toàn bộ plugin trên website rồi kiểm tra xem website có hoạt động trở lại không. Nếu có thì chắc chắn một trong số những plugin trên website đã gây ra lỗi.

Từng bước để vô hiệu hóa tất cả các plugin sẽ như sau:

  • Đăng nhập vào trang quản trị hosting và mở File Manager hoặc sử dụng FTP client
  • Trong thư mục public_html chứa các file gốc của WordPress, bạn tìm và mở thư mục wp-content > plugins.
  • Đổi tên thư mục plugins thành một tên khác bất kỳ ví dụ như plugins.bak WordPress sẽ không ghi nhận đây là thư mục plugin nữa.
  • Mở lại website trên trình duyệt để xem website của bạn đã hoạt động trở lại chưa

 

Nếu website vẫn chưa hoạt động trở lại, hãy thử với các cách khác. Còn nếu không thấy lỗi Error Establishing Connection Database nữa thì một trong những plugin ở trên đã gây ra lỗi.

Vấn đề tiếp theo là chúng ta phải kiểm tra xem chính xác nguyên nhân ở plugin nào:

Sau khi bạn đã tắt tất cả các plugin, bạn hãy sửa lại tên thư mục lại thành plugins. Bạn yên tâm vì các plugin sẽ ở trạng thái ngưng hoạt động và chưa được kích hoạt lại đâu. Lúc này bạn đã đăng nhập được vào trang quản trị của WordPress, vì vậy hãy vào phần cài đặt plugins bật lần lượt từng plugin lên một. Sau mỗi lần bật bạn kiểm tra lại xem lỗi Error Establishing Connection Database có xuất hiện nữa không thì sẽ phạt hiện ra plugin nào gây xung đột.

3. Thay đổi WordPress Core Files

Lý do tiếp theo gây ra lỗi Error Establishing Connection Database là do các tệp PHP của bạn đã bị hỏng.

Về cơ bản chúng ta sẽ tiến hành cài đặt lại WordPress một cách thủ công. Các thư mục và file trong wp-content (bao gồm theme, plugin, media) trên hosting sẽ được giữ nguyên và bạn chỉ upload lại các file gốc của WordPress thôi.

Các bước cần thực hiện sẽ như sau:

  1. Tải phiên bản mới nhất của WordPress và giải nén lên máy tính.
  2. Trên máy tính của bạn, xóa file config.php và thư mục wp-content.
  3. Truy cập FTP hoặc File Manager, tải đè bản WordPress bạn vừa download về máy tính lên server hoặc hosting.

Điều này sẽ thay thế tất cả các tệp có vấn đề và đảm bảo bạn sử dụng những tệp mới hoàn toàn. Bạn nên xóa bộ nhớ cache của trình duyệt sau khi thực hiện 3 bước trên. Sau đó, kiểm tra trang web WordPress của mình xem lỗi còn tồn tại hay không.

Chúc bạn thành công !

Article ID: 957
Cập nhật gần nhất: 03 Th10, 2022
Lần sửa đổi: 1
Lượt xem: 0
Tags