Laravel là gì? Cách khởi tạo một project laravel

Article ID: 875
Cập nhật gần nhất: 27 Th12, 2021

Laravel là gì?

Được phát triển dựa trên mô hình MVC, Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở miễn phí với cú pháp rõ ràng, và dễ đọc. Với mô hình MVC nó sẽ chia source code thành 3 phần tuy nhiên với Laravel còn có thêm thành phần là Routing có nhiệm vụ điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gửi cho Controller, chi tiết được mô phỏng theo hình sau::

  1. Model: Đây là nơi thực hiện các nhiệm vụ thao tác với database, (Mysql, PostgreSQL...) có nhiệm vụ truy vấn, thêm xóa sửa dữ liệu...
  2. View: Là nơi chứa các thành phần html tuy nhiên được viết theo phong cách blade (của laravel), thành phần này chịu tránh nhiệm nhận dữ liệu từ Controller và đưa ra hiển thị cho người dùng.
  3. Controller: Có nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu từ Route () sau đó xử lý, nếu cần thiết lấy dữ liệu từ Database, Controller sẽ gọi qua Model, sau khi xử lý xong sẽ trả về view hiển thị ra cho người dùng.

Ưu nhược điểm của Laravel

Ưu điểm:

Luôn được cập nhật: Vì đây là một Framework nổi tiếng nên được rất nhiều cộng đồng Developer hỗ trợ phát triển, hiện tại đã lên đến phiên bản 8.x, và sẽ còn được tiếp tục cập nhật trong tương lai. 

Tài liệu sử dụng cực kỳ đầy đủ và chi tiết: các bạn lập trình viên có thể lên ngay chính trang chủ của Laravel để đọc tài liệu về phiên bản mà mình sử dụng tại đây: https://laravel.com/docs/master rất chi tiết và hữu ích.

Được tính hợp dịch vụ gửi mail: Từ phiên bản laravel 5 trở lên, họ đã tích hợp tính năng gửi mail vào Framework này, các bạn có thể tùy ý cấu hình SMTP của gmail hoặc bất cứ dịch vụ nào tại tệp .env

Tốc độ: Vì Framework này được lập trình hầu như gần với ngôn ngữ PHP thuần theo mô hình MVC nên việc load trang diễn ra khá nhanh, tiết kiệm tài nguyên cho máy chủ.

Bảo mật: Laravel cũng có cho mình một số bảo mật sẵn có như xác thực (Auth) cho user đăng ký, đăng nhập, chống tấn công SQL injection, Middleware, có token ẩn để chống tân công CSRF vào method POST...

Nhược điểm:

Với Laravel được đông đảo người dùng như hiện nay thì Framework này hầu như có rất ít nhược điểm, vấn đề lớn nhất có lẽ là sự tương thích giữa các phiên bản, nếu bạn sử dụng cách viết cũ ở một phiên bản mới hơn có thể cú pháp đó sẽ không còn dùng được nữa, điều đó có nghĩa là nếu bạn sử dụng laravel 5.x bạn sẽ rất khó để nâng cấp lên các phiên bản 6.x hoặc 7.x vì hầu như phải chỉnh sửa lại cấu trúc source code.

Hướng dẫn cài đặt Laravel

Để cài đặt Laravel, máy chủ web bạn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • PHP (tùy thuộc vào phiên bản Laravel mà bạn sử dụng)OpenSSL PHP Extension
  • Mcrypt PHP Extension
  • OpenSSL PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension

Cài đặt thông qua Composer

Nếu máy bạn chưa có Composer, bạn có thể bấm vào đây để cài đặt

Sau đó bạn mở terminal/cmd, di chuyển đến thư mục chứa project của bạn và gõ:

composer create-project laravel/laravel example-app

 Với example-app chính là tên project của bạn.

Khởi chạy Laravel

Sau khi cài đặt xong, bạn cd vào thư mục vừa mới tạo, sau đó gõ

php artisan serve

Nếu bạn thấy console trả về thông báo: " Development Server (http://127.0.0.1:8000) started"

Bạn vào trình duyệt gõ: http://localhost:8000/

Nếu bạn có thể truy cập được trang chào mừng của Laravel là thành công.

Trên đây là những thông tin hữu ích, cũng như phân tích ưu nhược điểm về Laravel, hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình thực hiện các project của mình.

Article ID: 875
Cập nhật gần nhất: 27 Th12, 2021
Lần sửa đổi: 1
Lượt xem: 0