Lỗi 503 là gì? cách khắc phục lỗi 503

Article ID: 791
Cập nhật gần nhất: 03 Th10, 2021

Lỗi 503 là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi 503 Service Unavailable, tuy nhiên ta có thể tạm hiểu lỗi 503 có nghĩa là dịch vụ không khả dụng. Thông thường là do lỗi từ bên trong mã nguồn, đối với WordPress thì nguyên nhân dẫn đến lỗi 503 hàng đầu chính là Plugin và Theme. Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước khắc phục lỗi 503 trên CMS WordPress nhé.

Cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

1. Lỗi do mã PHP

Thông thường các lỗi do mã PHP sẽ không hiển thị nhằm tránh gây khó hiểu cho người truy cập, do đó chúng thường được ẩn đi và chỉ hiển thị lỗi 503, nếu bạn có khả năng đọc log bạn sẽ biết được chính xác là đoạn code nào bị lỗi, và từ đó biết chính xác đó là plugin nào, theme nào hay đoạn code nào. File log này thường được đặt tại thư mục gốc của mã nguồn và có tên là error_log

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu nguyên nhân bằng cách bật chế độ debug của WordPress như sau:

Các bạn mở tập tin wp-config.php wp-config.php và tìm dòng sau:

define('WP_DEBUG', false);

Và sử lại thành 

define('WP_DEBUG', true);

Sau khi bật debug bạn hãy truy cập lại website để xem kết quả.

Lưu ý: sau khi sửa xong các bạn nhớ sửa lại thành false để tắt debug đi nhé.

2. Lỗi do bug của plugin

Thông thường site WordPress mặc định sẽ không bị lỗi, nếu như sau khi bạn cài đặt một plugin nào đó và bị lỗi 503 thì rất có thể chính plugin đó là nguyên nhân, lúc này bạn chỉ cần tắt plugin này đi bằng cách tắt trong wp-admin, hoặc bạn đổi tên thư mục plugin đó trên trình quản lý tập tin của hosting.

Nếu cách trên không hiệu quả, bạn hãy tắt tất cả plugin sau đó bật lại từng cái một để kiểm tra.

2. Lỗi do theme

Nếu bạn tắt toàn bộ các plugin nhưng website vẫn còn lỗi, bạn hãy tiếp tục đổi theme bằng cách truy cập vào database, và đổi về theme mặc định theo hướng dẫn sau, lưu ý là bạn phải chừa lại một theme mặc định cho trường hợp này nhé,

1. Chọn database

2. Chọn bảng có dạng là xxx_options, với xxx là Prefix (tiền tố) của bạn

3. Chọn trang số 2 và tìm đến template và stylesheet,

4. Sau đó sửa lại tên giao diện mặc định và kiểm tra.

3. Lỗi do máy chủ

Nếu như bạn đã thực hiện các cách trên nhưng lỗi 503 vẫn xảy ra thì rất có thể nguyên nhân đến từ máy chủ, thông thường là có thể do máy chủ bị ddos, việc này sẽ sớm được khắc phục trong giây lát và bạn có thể truy cập bình thường. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm tra dung lượng hosting, CPU, RAM xem có bị quá dung lượng hay bị đầy không.

Trường hợp nếu lỗi đến từ máy chủ, bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được giải quyết nhé.

Tóm tắt:

Về lỗi 503, ta có thể giải quyết ngắn gọn như sau:

- Kiểm tra error_log, bật debug

- Tắt tất cả plugin và bật lại từng cái một

- Đổi theme về mặc định

- Kiểm tra các nguyên nhân từ máy chủ như CPU, RAM, Dung lượng hosting.

Trên đây là các cách đơn giản giúp bạn khắc phục được sự cố 503, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Article ID: 791
Cập nhật gần nhất: 03 Th10, 2021
Lần sửa đổi: 1
Lượt xem: 0