MongoDB là gì?

Article ID: 868
Cập nhật gần nhất: 27 Th12, 2021

MongoDB hiện nay đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy và được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng, bài viết này sẽ giới thiệu về Mongodb và lý do tại sao nó phổ biến như vậy.

Giới thiệu về MongoDB

MongoDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, là CSDL thuộc NoSql rất phổ biến. MongoDB sử dụng lưu trữ dữ liệu dưới dạng Document JSON nên mỗi một collection sẽ các các kích cỡ và các document khác nhau. Các dữ liệu được lưu trữ trong document kiểu JSON nên truy vấn sẽ rất nhanh.

Với CSDL quan hệ như MySQL hoặc SQL Server sử dụng các bảng để lưu dữ liệu thì với MongoDB chúng ta sẽ dùng khái niệm là collection thay vì bảng. Trong MongoDB collection ứng với table, còn document sẽ ứng với row , MongoDB sẽ dùng các document thay cho row.

Khi nào sử dụng MongoDB?

- Quản lý và truyền tải content – Quản lý đa dạng nhiều product của content chỉ trong một kho lưu trữ data cho phép thay đổi và phản hồi nhanh chóng mà không chịu thêm phức tạp thêm từ hệ thống content.

- Cấu trúc Mobile và Social – MongoDB cung cấp một platform có sẵn, phản xạ nhanh, và dễ mở rộng cho phép rất nhiều khả năng đột phá, phân tích real-time, và hỗ trợ toàn cầu.

- Quản lý data khách hàng – Tận dụng khả năng query nhanh chóng cho phân tích real-time trên cơ sở dữ liệu người dùng cực lớn vớ các mô hình data phức tạp bằng các schema linh hoạt và tự động sharding cho mở rộng chiều ngang.

Ưu điểm của MongoDB

- Dữ liệu lưu trữ phi cấu trúc, không có tính ràng buộc, toàn vẹn nên tính sẵn sàng cao, hiệu suất lớn và dễ dàng mở rộng lưu trữ.

- Dữ liệu được caching (ghi đệm) lên RAM, hạn chế truy cập vào ổ cứng nên tốc độ đọc và ghi cao.

- MongoDB có một tính năng rất nâng cao cho các truy vấn đặc biệt. Đây là lý do tại sao chúng ta không cần phải lo lắng về các truy vấn sắp xảy ra trong tương lai.

Nhược điểm của mongoDB

- Không ứng dụng được cho các mô hình giao dịch nào có yêu cầu độ chính xác cao do không có ràng buộc.

- Không có cơ chế transaction (giao dịch) để phục vụ các ứng dụng ngân hàng.

- Dữ liệu lấy RAM làm trọng tâm hoạt động vì vậy khi hoạt động yêu cầu một bộ nhớ RAM lớn.

- Mọi thay đổi về dữ liệu mặc định đều chưa được ghi xuống ổ cứng ngay lập tức vì vậy khả năng bị mất dữ liệu từ nguyên nhân mất điện đột xuất là rất cao.

Đánh giá bài hướng dẫn:  
Báo cáo một vấn đề
Article ID: 868
Cập nhật gần nhất: 27 Th12, 2021
Lần sửa đổi: 1
Lượt xem: 0