Blacklist hay danh sách đen là danh sách mà ở đó các tổ chức liệt kê để đánh dấu một IP, Domain, Serial, IMEI… trong bài viết này mình sẽ nói tóm gọn ở phạm vi website và thư điện tử.
Mục đích của việc lập blacklist nhằm để các tổ chức quản lý lên danh sách các IP hoặc tên miền có dấu hiệu spam, lạm dụng SEO, spam liên kết hoặc spam email.
Các tổ chức này thường không phụ thuộc hay chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan hay chính phủ nào để đảm bảo tính công bằng, và họ hay sử dụng các biện pháp sau để bắt IP hay một domain spam:
Thông thường IP hoặc tên miền sẽ tự động được gỡ bỏ khỏi danh sách spam nếu sau một thời gian bạn không còn thực hiện hành vi đó nữa, hoặc nhận được yêu cầu gỡ bỏ của bạn.
Để kiểm tra xem ip/domain của mình có nằm trong blacklist hay không bạn có thể check ở 1 trong 2 trang sau:
Bạn chỉ cần nhập tên domain hoặc ip vào khung tìm kiếm và check, nếu hiển thị màu đỏ kèm dòng chữ LISTED thì có nghĩa là IP/Domain của bạn đang nằm trong danh sách đen đó. Bạn có thể bấm vào detail để xem thêm chi tiết và xem hướng dẫn gỡ bỏ.
Bạn cần loại bỏ nguyên nhân bị vào blacklist trước vd như các nguyên nhân mình liệt kê bên trên. Sau khi bạn đã loại bỏ hoàn toàn các tác nhân, bạn tiến hành yêu cầu gỡ bỏ hoặc giữ yên một thời gian để hệ thống tự gỡ cho bạn, lưu ý sau khi được gỡ bỏ thành công bạn không nên tái diễn tình trạng cũ vì rất có thể máy chủ sẽ đưa bạn vào danh sách đen vĩnh viễn nếu tái phạm nhiều lần.
Thường xuyên kiểm tra website, mail, nếu phát hiện có điều bất thường phải xử lý ngay, đổi mật khẩu các tài khoản định kỳ, mật khẩu có độ khó cao để tránh bị dò pass từ đó tạo điều kiện cho các hacker xâp nhập lợi dụng. nếu cần gửi mail số lượng lớn hãy chia nhỏ số lượng ra nhiều thời điểm, tránh tập trung gửi quá nhiều và tránh gửi đến các địa chỉ không tồn tại.