Ở bài viết trước mình đã giới thiệu đến các bạn công nghệ AMP của google và các lợi ích quan trọng của nó, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra xem website đã hỗ trợ AMP hay chưa nhé.
Để được coi là hợp lệ, tài liệu AMP phải:
Nếu bất kỳ yếu tố bắt buộc nào trong số này bị thiếu hoặc bị định cấu hình sai, HTML AMP sẽ bị coi là không hợp lệ và có thể không hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động.
Có ba giai đoạn để kiểm tra AMP:
Chỉ các URL AMP hợp lệ mới đủ điều kiện để hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Do đó, một trang web nên kiểm tra việc triển khai AMP trước khi phát hành trực tuyến.
Ở giai đoạn này bạn có thể tải công cụ AMP Validator tại đây để nhanh chóng kiểm tra.
Tiện ích này sẽ tự động kiểm tra mã nguồn của bạn, nó sẽ hiển thị PASS nếu vượt qua xác thực hoặc FAILL nếu không đạt yêu cầu.
Sau khi AMP đã được triển khai, điều quan trọng là thỉnh thoảng phải kiểm tra trạng thái để đảm bảo các trang của bạn không có lỗi.
Phương pháp nhanh nhất để xác minh rằng một URL AMP hợp lệ là sử dụng kiểm tra AMP của Google.
Tuy nhiên nếu bạn có hàng nghìn URL , bạn có thể sử dụng AMP Validator của Google hoặc các công cụ trả phí như Screaming Frog, Sitebulb, DeepCrawl hoặc Botify.
Nơi tốt nhất để theo dõi hiệu suất AMP là Google Search Console.
Việc sử dụng Google Search Console để theo dõi AMP đặc biệt hữu ích để hiểu hiệu suất tìm kiếm của AMP và bất kỳ vấn đề nào mà Googlebot có thể gặp phải khi thu thập dữ liệu các trang của bạn.
Có hai cách để truy cập dữ liệu:
Đối với hiệu suất kết quả tìm kiếm: Kiểm tra báo cáo hiệu suất trong Search Console và áp dụng bộ lọc cho giao diện tìm kiếm AMP.
Tất cả các lỗi mà Google tìm thấy và sắp xếp, phân loại chúng về trang AMP đều nằm trong Báo cáo tình trạng AMP. Trong danh sách báo cáo các lỗi tìm được, chỉ cần nhấp chuột một vấn đề cụ thể. Báo cáo sẽ hiển tra một số các trang bị ảnh hưởng.
Lưu ý: Google chỉ cung cấp danh sách mẫu gồm 1000 URL bị lỗi. Tuy nhiên, nó thường hiển thị thông tin dựa trên các URL tương tự.