Localhost là gì?

Article ID: 615
Cập nhật gần nhất: 27 Th07, 2020

Localhost là gì?

1. Khái niệm về Localhost

Localhost là một thuật ngữ mô tả 1 cổng giao tiếp kết nối trực tiếp với máy chủ gốc. Localhost được ghép bởi 2 chữ "local" (máy tính của bạn) với "host" (máy chủ). Đây là thuật ngữ được sử dụng để diễn ra máy chủ chạy trên máy tính cá nhân.

Trong mạng máy tính, localhost đại diện cho tên của “máy tính này”. Nó được sử dụng để truy cập vào các dịch vụ mạng đang vận hành trên máy tính đó bằng một cổng mạng loopback. Bằng cổng mạng loopback này, nó không sử dụng bất kỳ cổng mạng vật lý nào để thực hiện kết nối tới chính nó. Máy tính giờ đây hoạt động dưới dạng một hệ thống mạng ảo, chạy ngay bên trong nó. Nếu khó hiểu, vậy bạn hãy xem như localhost chính là “máy tính bạn đang dùng”.

2. Tác dụng của local host là gì?

- Kiểm tra tốc độ

Nếu là một quản trị mạng, bạn sẽ cần đảm bảo mọi thiết bị và TCP/IP ở trạng thái tốt nhất. Bạn có thể thực hiện kiểm trqa kết nối bằng cách gửi ping tới localhost. Nếu đang sử dụng Windows, bạn mở command prompt lên và gõ “ping localhost” hay “ping 127.0.0.1”. Kết quả sẽ cho biết hệ thống chạy tốt không để bạn có thể sửa ngay vấn đề.

- Kiểm tra phần mềm hay ứng dụng web

Làm việc với localhost cũng hữu dụng cho lập trình viên; đặc biệt là khi họ tạo web app hay phần mềm cần kết nối internet. Như trên chúng tôi đã nói hệ điều hành sẽ giả lập thành một server khi loopback được kích hoạt. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tải phần mềm và kiểm tra chức năng của chúng như khi chúng hoạt động trên mạng.

- Chặn site

Có một số thủ thuật bạn có thể sử dụng là chặn website bạn không muốn truy cập. Mục đích chủ yếu là ngăn cản trình duyệt của bạn truy cập vào những site gây hại, chứa virus. Bạn chỉ cần truy cập vào host file để tùy chỉnh thông tin tại đó. Host file này đóng vai trò làm DNS để tìm địa chỉ IP liên quan đến tên miền. Bạn có thể địa chỉ IP address của một tên miền thành 127.0.0.1 là xong, khi bạn truy cập vào tên miền trên bạn sẽ không bị chuyển tới server gây hại nữa mà trình duyệt sẽ trả ngược lại server của bạn, vốn không có file gì gây hại.

3. Localhost có mấy loại?

– Như trên mình đã nói thì Localhost là một webserver hoạt động không mất phí trên chính chiếc máy tính của bạn, nó chứa khá nhiều ứng dụng khác nhau và chính những ứng dụng đó là ngôn ngữ lập trình để tạo ra một website mẫu. Sau đây là một số ứng dụng có trong một Localhost:

+ Apache: Là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay, không chỉ dễ dàng sử dụng mà chúng còn có các tính năng vượt trội hơn cả.

+ PHP: Là một phần mềm thuốc webserver có chức năng xử lý mã PHP, ngôn ngữ mà hầu hết các wordpress đều đang sử dụng.

+ MYSQL: đầy là phần mềm lưu trữ và xử lý cở sở dữ liệu. MySQL rất phổ biến, không chỉ trong IT code mà còn được sử dụng tại các lĩnh vực xử lý thông tin, xử lý dữ liệu, xử lý data.

+ PHPMyadmin: Phần mềm dành cho các quản trị web, để theo dõi và quản lý cá cơ sở dữ liệu ừ MySQL.

– Việc sử dụng các phần mềm trên để xử lý các thao tác trên web trở nên đơn giản hơn đối với Localhost vì nó là chương trình máy chủ được vận hành thử nghiệm các trang web thiết lập offline ngay trên máy tính bạn.

4. Localhost vận hành như thế nào

Khi cài đặt Localhost vào máy tính rồi, thì máy tính của bạn đã có một phần mềm Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost.

Thông thường khi cài Localhost, mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.

5. Có nên sử dụng Localhost?

Localhost sử dụng chính ổ cứng máy tính làm không gian lưu trữ và cài đặt trang web. Mục đích chính của công việc này nhằm phục vụ bạn học tập và thực hành trên đó khi chưa mua host.

Hơn nữa từ Localhost có thể chuyển qua hosting thật rất dễ dàng, bạn chỉ cần xuất file mình đã thiết kế và up nó lên tài khoản hosting mà bạn mua, hoặc gửi file code của bạn đến những công ty có hỗ trợ upload website như HOSTVN để được hỗ trợ live website.

Đánh giá bài hướng dẫn:  
Báo cáo một vấn đề
Article ID: 615
Cập nhật gần nhất: 27 Th07, 2020
Lần sửa đổi: 1
Lượt xem: 0